Mách bạn cách sắp xếp hồ sơ phỏng vấn visa Mỹ hợp lý

sap xep ho so dinh cu my

Cách sắp xếp hồ sơ phỏng vấn visa Mỹ dưới đây sẽ giúp bạn quản lý được giấy tờ hồ sơ hợp lí hơn, không thiếu sót những giấy tờ quan trọng, giúp bạn tiết kiệm thời gian chờ đợi. Hơn hết, biết cách sắp xếp hồ sơ phỏng vấn visa Mỹ sẽ giúp bạn ghi điểm với các nhân viên Lãnh sự quán.

Những giấy tờ cần thiết khi đi phỏng vấn visa Mỹ

1. Giấy tờ dân sự

  • 3 tấm hình thẻ 5×5 nền trắng
  • Bản chính và bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân (để trên tờ A4)
  • Bản chính và bản sao công chứng hộ chiếu (để trên tờ A4)
  • Bản chính và bản sao công chứng giấy khai sinh
  • Bản chính và bản sao công chứng giấy kết hôn + ly hôn (nếu có)
  • Lý lịch tư pháp số 2
  • Bản chính và bản dịch tiếng Anh của Police Certificate (nếu có)
  • Xác nhận đơn Form DS – 260
  • Thư mời phỏng vấn

2. Giấy tờ bảo trợ tài chính

  • Bản chính và bản sao đơn I – 864/I – 864A (số lượng bản sao tùy vào số người làm hồ sơ)
  • Bộ hồ sơ khai thuế
  • Giấy khai sinh của người bảo lãnh
  • Hộ chiếu hoặc thẻ xanh của người bảo lãnh
  • Thư cam kết bảo trợ tài chính

3. Giấy tờ thể hiện bằng chứng gia đình

  • Hình người bảo lãnh
  • Hình gia đình
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình

4. Những thứ cần chuẩn bị khác

  • Kết quả khám sức khỏe
  • Bìa hồ sơ
  • Tem để note lên các loại giấy tờ
Mách bạn cách sắp xếp hồ sơ phỏng vấn visa Mỹ hợp lý
Biết cách sắp xếp hồ sơ phỏng vấn visa Mỹ cũng là bí quyết giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng hơn.

Xem thêm:
Định cư mỹ visa eb1c
Định cư mỹ theo diện eb3
Visa j1 đi mỹ

Cách sắp xếp hồ sơ phỏng vấn visa Mỹ

Để buổi phỏng vấn diễn ra suông sẻ và giúp Lãnh sự quán dễ dàng theo dõi hồ sơ, giấy tờ của bạn hơn, bạn cần tìm cách sắp xếp hồ sơ phỏng vấn visa Mỹ theo thứ tự nhất định, logic, chia thành từng bộ. Ngoài ra, do số lượng giấy tờ của mỗi bộ hồ sơ khá nhiều, sắp xếp hợp lý sẽ giúp bạn không bị thất lạc hay thiếu sót giấy tờ quan trọng

Bộ 1: Hộ chiếu và thư phỏng vấn

  • 1 bản thư mời phỏng vấn
  • 1 tấm hình 5×5 nền trắng đặt vào hộ chiếu.

Hộ chiếu của đương đơn phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 6 tháng. Trẻ em cũng phải có hộ chiếu riêng dù có bố mẹ đi cùng. Theo yêu cầu, bạn phải tháo hết vỏ bọc bên ngoài bằng da, nilon của hộ chiếu.

Bộ 2: giấy tờ dân sự của người được bảo lãnh (bản chính)

Sắp xếp theo thứ tự như sau:

  • Hình visa: 2 tấm 5×5
  • Chứng mình nhân dân/căn cước công dân
  • Hộ khẩu
  • Bản gốc giấy khai sinh
  • Giấy kết hôn
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: đây là giấy tờ chứng thực được cơ quan địa phương có thẩm quyền cấp, yêu cầu đối với đương đơn được vợ/chồng bảo lãnh
  • Giấy ly hôn (nếu có)
  • Xác nhận đơn DS – 260
  • Lý lịch tư pháp số 2
  • Police certificate
  • Giấy chấp thuận cho con định cư theo cha mẹ (Nếu có): đối với những trường hợp vợ chồng ly hôn, mẹ đang cư trú ở Mỹ thì có thể bảo lãnh con chung của hai cá nhân sang Mỹ sinh sống, học tập. Tuy nhiên, phải có sự chấp thuận từ người cha.
  • Thư mời phỏng vấn

Bộ 3: giấy tờ dân sự của người được bảo lãnh (bản sao)

Các loại giấy tờ có yêu cầu bản sao, đương đơn sắp xếp tương tự như bản chính, các bản dịch có thể kẹp chung với bản sao.

Bộ 4: hồ sơ bảo trợ tại chính của người bảo lãnh

  • Bản chính + bản sao mẫu đơn I – 864/I – 864A (số lượng bản sao tùy thuộc vào số người làm hồ sơ)
  • Bộ hồ sơ khai thuế
  • Bản chính giấy khai sinh của người bảo lãnh
  • Bản sao hộ chiếu hoặc thẻ xanh của người bảo lãnh
  • Thư cam kết bảo trợ tài chính

Đối với đương đơn xin thị thực định cư:

Người bảo lãnh và người đồng bảo trợ phải khai báo đầy đủ thông tin, ký xác nhận và nộp Hồ sơ bảo trợ tài chính (mẫu đơn I-864) cho mỗi ứng viên xin thị thực định cư. Trong đó, mỗi mẫu đơn I-864 phải đính kèm với bản khai thuế do Sở Thuế Liên bang (IRS) cấp và các mẫu đơn W-2 liên quan.

Khi nộp mẫu đơn I-864, người bảo trợ phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng cư trú hợp pháp của mình như: bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu Hoa Kỳ, giấy chứng nhận sở hữu quốc tịch Mỹ hoặc thẻ thường trú nhân.

Sau khi người bảo lãnh đã nộp đầy đủ hồ sơ bảo trợ tài chính đến Trung Tâm Thị thực quốc gia (NVC), đương đơn không cần nộp lại các hồ sơ này khi đi phỏng vấn. Nếu người bảo lãnh chưa nộp, đương phải chuẩn bị các giấy tờ liên quan để nộp khi đi phỏng vấn.

Trong một vài trường hợp, nếu giấy tờ chứng nhận tài chính không đáp ứng được điều kiện thu nhập tối thiểu, nhân viên Lãnh sự quán sẽ yêu cầu đương đơn nộp thêm các giấy tờ chứng minh tài chính khác sau khi kết thúc phỏng vấn.

1
Người bảo lãnh và người đồng bảo trợ phải khai báo đầy đủ thông tin, ký xác nhận và nộp Hồ sơ bảo trợ tài chính (mẫu đơn I-864) cho mỗi ứng viên xin thị thực định cư.

Đối với đương đơn xin thị thực diện K: người bảo lãnh có thể điền và nộp bản chính mẫu đơn bảo trợ tài chính (I-134) cho người mà họ bảo lãnh. Mỗi bản sao tương ứng với một đương đơn.

Đối với trường hợp có người đồng tài trợ: ngoài những giấy tờ tài chính nói trên, nười đồng tài trợ phải nộp thêm bằng chứng về tình trạng cư trú hợp pháp tại Mỹ cùng bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu, giấy nhập tịch hoặc thẻ thường trú nhân.

Bộ 5: hình ảnh gia đình

  • Diện F3: hình người bảo lãnh đang ngồi đọc báo ở địa phương tại Mỹ.
  • Diện F4 (khi người bảo lãnh cao tuổi): hình ảnh tương tự diện F3.
  • Hình ảnh gia đình người được bảo lãnh: sắp xếp theo thời gian và có ghi chú rõ ràng. Dán hình lên giấy A4 một mặt.

Bộ 6: bằng chứng gia đình

  • Các loại giấy tờ chứng minh mối quan hệ.
  • Bằng chứng về vé máy bay, thư từ, bill điện thoại…

Diện hôn thê/hôn phu (K) và diện vợ/chồng: khai báo thông tin trong từng mục theo trình tự thời gian với 2 nhóm: trước và sau khi đính hôn. Cung cấp các bằng chứng (không giới hạn) như hình ảnh, thư từ, hóa đơn điện thoại hoặc những bằng chứng có liên quan để hỗ trợ việc chứng minh mối quan hệ của đương với người bảo lãnh là thực sự.

Trường hợp đương đơn là con kế của người bảo lãnh: nộp giấy đăng ký kết hôn bản chính của người bảo lãnh và cha mẹ ruột của đương đơn. Kèm theo một bản sao giấy ly hôn với vợ/chồng trước đây của hai người.

Diện bảo lãnh đi làm việc: Nhà tuyển dụng tại Mỹ phải cung cấp văn bản giấy xác nhận job offer cho đương đơn vẫn còn hiệu lực. Yêu cầu giấy xác nhận phải được in trên giấy có tiêu đề hoặc biểu tượng của doanh nghiệp, có chữ ký gốc của nhà tuyển dụng và đã được công chứng.

Diện bảo lãnh khác: đương đơn phải chuẩn bị sổ đăng ký hộ khẩu cũ, học bạ cũ, hình ảnh cũng như giấy tờ chứng sinh của bệnh viện, sổ gia đình công giáo,… để chứng minh mối quan hệ với người bảo lãnh mình.

Bộ 7. Hồ sơ khám sức khỏe

Trước khi phỏng vấn, đương đơn phải tiến hành kiểm tra sức khỏe xin visa Mỹ. Sau đó, họ sẽ nhận được một phong bì đã niêm phong. Đương đơn phải mang theo hồ sơ này đến buổi phỏng vấn xin cấp thị thực.

Nếu đương đơn kiểm tra sức khỏe tại các đơn vi y tế do Lãnh sự quán chỉ định thì hồ sơ sức khỏe của bạn sẽ được gửi đến Lãnh sự quán.

Ngoài những bộ hồ sơ nói trên, bạn cũng nên chuẩn bị những giấy tờ khác để đảm bảo không có sai sót như: bản chính Lý lịch tự pháp nước ngoài, hồ sơ tiền án tiền sự, hồ sơ quân đội (nếu có).

Cách sắp xếp hồ sơ phỏng vấn visa Mỹ tối ưu và hiệu quả nhất là sắp xếp theo trình tự 7 bộ hồ sơ được kể bên trên. Bạn có thể dùng bìa đựng hồ sơ để bảo vệ cho giấy tờ của mình. Khi đến buổi phỏng vấn, cách sắp xếp hồ sở phỏng vấn visa Mỹ hợp lí sẽ giúp bạn chủ động cung cấp được cái giấy tờ khi có yêu cầu. Hãy cung cấp hồ sơ nhanh nhất có thể, để tránh tình trạng mất thời gian của bạn và phía Lãnh Sự.

Cách sắp xếp hồ sơ phỏng vấn visa Mỹ mà chúng tôi đề cập trên đây, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Nếu hồ sơ của bạn không được xét duyệt, bạn có thể cải thiện trong lần phỏng vấn sau. Vì vậy, nếu không an tâm và không muốn mất thời gian, bạn có thể liên hệ Viva Consulting để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm:
Đi mỹ diện eb3 hết bao nhiêu tiền
Đầu tư eb5

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Translate »