Hà Lan hiện đang là quốc gia chào đón sinh viên quốc tế nhiều nhất châu Âu, bởi mức chi phí du học không thể lý tưởng hơn, visa du học dễ thở và cơ hội tìm việc – định cư sau tốt nghiệp cao. Trong bài viết này, Viva Consulting sẽ giải đáp A-Z thông tin định cư Hà Lan sau du học mới nhất trong năm 2021 cho các bạn! Cùng theo dõi ngay nhé!
- Tất tần tật những điều cần biết về điều kiện định cư Hà Lan
- Cơ hội định cư Hà Lan sau du học có cao không?
Nội dung
Lý do định cư Hà Lan sau du học trở nên hấp dẫn
Để lý giải về việc du học tại Hà Lan trở nên hot hơn bao giờ hết trong suốt những năm qua đối với sinh viên trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, phải kể đến 6 lý do tiêu biểu dưới đây:
- Bằng cấp được công nhận toàn cầu với nền giáo dục có tính tương tác cao
- Học phí thấp hơn các chương trình tương đương tại Anh, Úc và Mỹ
- Chương trình học đều bằng tiếng Anh
- Hồ sơ thành công Visa du học Hà Lan của sinh viên GSE-beo trong năm 2018 là 100%
- Chính phủ cấp Visa làm việc 1 năm sau tốt nghiệp và cơ hội định cư dễ dàng hơn
- Đất nước an toàn nhất châu Âu với môi trường đa văn hóa
- Bạn có cơ hội làm việc và định cư tại Hà Lan nếu bạn tốt nghiệp sẽ được chính phủ Hà Lan cho bạn ở lại 12 tháng để tìm kiếm việc làm và tìm cơ hội (nếu bạn giỏi bạn sẽ chinh phục nhà tuyển dụng). Vẫn còn nhiều ưu điểm chưa kể ra tại đây, các bạn yêu mến Hà Lan và lựa chọn Du học Hà Lan có thể tìm hiểu thêm tại các trang web của chính phủ, bộ giáo dục Hà Lan.
Bạn có biết: Định cư Hà Lan có bao nhiêu diện? Điều kiện của từng diện là gì?
Các bước nộp hồ sơ du học Hà Lan 2021
Tất tần tật các bước nộp hồ sơ du học Hà Lan được tóm gọn tại đây:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ (học bạ hoặc bảng điểm, bằng Tốt nghiệp (nếu có), hộ chiếu, Motivation letter, Thư giới thiệu, CV), bạn có thể tự đi dịch hồ sơ hoặc gửi qua HISA để dịch.
- Bước 2: Đăng ký Studielink (tạo tài khoản trên hệ thống online của bộ giáo dục Hà lan. Để chọn nguyện vọng, cần HISA hướng dẫn vui lòng liên hệ HISA.
- Bước 3: Nộp hồ sơ vào trường đã chọn (theo quy trình của từng trường trên website) – Nếu biết tên Trường HISA sẽ tư vấn quy trình của trường đó
- Bước 4: Tham dự phỏng vấn với trường qua Skype (với Ứng dụng) hoặc tham gia thi tuyển (nếu là trường đại học Nghiên cứu)
- Bước 5: Nhận được thư mời từ trường – Kèm theo hóa đơn đóng tiền học và ăn ở ( nếu có)
- Bước 6: Đóng tiền và hoàn thiện MVV form (form visa) để trường xin visa tại Hà lan cho các bạn
- Bước 7: Chờ visa 3-4 tuần (trung bình) và tìm nhà với những trường không có ký túc xá.
- Bước 8: Dán visa vào Hộ chiếu gốc (sau khi Nhận được kết quả visa từ Trường và bộ di trú Hà Lan, các bạn sẽ liên hệ với Đại Sứ Quán tại Hà Nội hoặc Lãnh Sự Quán tại Hồ Chí Minh để dán visa vào Hộ chiếu.
Định cư Hà Lan sau du học
Sau khi tốt nghiệp chương trình Đại học và Thạc sỹ tại Hà Lan, sinh viên quốc tế ngoài khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) được phép ở lại làm việc một năm với tư cách là di dân có tay nghề cao. Năm làm việc này được gọi là “Orientation Year” trong tiếng Anh hay “Zoekjaar hoogopgeleiden” trong tiếng Hà Lan. Bạn có thể đi làm cho các công ty tại đây hoặc start up – khởi nghiệp kinh doanh mà không cần phải xin giấy phép lao động. Sau thời gian đó 01 năm này, bạn được quyền xin định cư với tư cách di dân có tay nghề cao nếu đáp ứng những điều kiện quy định.
Những điều cần lưu ý để ở lại làm việc tại Hà Lan sau tốt nghiệp
Năm định hướng được tính từ thời điểm được cấp bằng tốt nghiệp, bạn có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc năm định hướng tại thời điểm gần kết thúc khóa học ở một trường được công nhận của Hà Lan. Sinh viên đến từ các nước ngoài khu vực châu Âu có thời gian 3 năm kể từ thời điểm nhận bằng tốt nghiệp để được hưởng chính sách này. Việc mở rộng thời gian áp dụng lên đến 3 năm cho phép sinh viên có thể trở về nước hoặc đi du lịch trước khi bắt đầu công việc.
Có được đưa người nhà sang cùng trong năm này không?
Được phép, tuy nhiên, nếu muốn đưa vợ/chồng sang Hà Lan trong thời gian này bạn phải chứng minh đủ tài chính theo quy định của Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND). Còn nếu chỉ mình bạn ở lại sau khi tốt nghiệp, thì bạn không cần phải chứng minh tài chính. Đồng thời, trong năm định hướng này bạn không được hưởng dịch vụ an ninh xã hội ở Hà Lan.
Có thể xin giấy phép năm định hướng nhiều lần không?
Bạn có thể xin làm việc năm định hướng nhiều lần với điều kiện sau khi kết thúc năm định hướng, đầu tiên bạn phải theo học một khóa học khác lấy bằng kế tiếp.
Có được phép ở lại Hà Lan sau khi kết thúc năm định hướng?
Khi giấy phép làm việc năm định hướng hết hạn, bạn phải tìm được việc làm, giấy phép này sẽ được chuyển sang hình thức khác như Chương trình Di dân Tay nghề cao. Khi chuyển sang hình thức này, người sử dụng lao động với tư cách là người tài trợ được Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND) công nhận phải xin giấy phép lao động cho bạn.
Cập nhật kiến thức: Bảo lãnh định cư Hà Lan cần chú ý những gì?
Nếu bạn tốt nghiệp thạc sĩ từ một chương trình được CROHO công nhận hoặc có bằng tiến sĩ bạn có thể ở lại và làm việc tại Hà Lan. Mức lương trung bình ở Hà Lan là 27,336 mỗi năm. Theo quy định nếu dưới 30 tuổi bạn phải có công việc với mức lương trên €38,141 mỗi năm bạn có thể nộp đơn xin thị thực di dân có tay nghề cao (kennismigrant). Trường hợp vượt quá 30 tuổi bạn phải có lương €52,010 mỗi năm.
Để đăng ký tư vấn và tìm hiểu thông tin cụ thể về các nghề được ưu tiên định cư tại Hà Lan, cũng như tư vấn du học trong các lĩnh vực nghề nghiệp trên, mời quý phụ huynh và các bạn liên hệ tới VivaConsulting – công ty tư vấn di trú hàng đầu TPHCM. Chúng tôi sẵn lòng tư vấn chi tiết hơn!